Bí quyết thành công của những chuỗi kinh doanh cà phê lớn
Với những chuỗi cửa hàng kinh doanh cà phê lớn nhất thế giới thì dựa vào đâu họ có thể phát triển đến như vậy?
Bí quyết thành công của những chuỗi kinh doanh cà phê lớn nhất thế giới
Khi nhắc đến cà phê không ít người liên tưởng đến Highland Coffee, Starbucks, Gloria Jean’s Coffees hay những chuỗi cà phê nổi tiếng khác. Vậy họ thành công là do đâu? Liệu có phải do họ có một chiếc máy pha cafe thần kì hay có những bí quyết nào đó. Nếu bạn tò mò, hãy đọc bài viết dưới đây nhé!
Gloria Jean’s Coffees
Chuỗi cửa hàng kinh doanh cafe này được thành lập bởi Nabi Saleh và Peter Irvine. Năm 1996, họ mở cửa hàng đầu tiên tại Úc và sau đó con số này lên đến 200 cửa hàng, đến nay con số này đã lên đến 400 cửa hàng.
Do sớm tiếp xúc với nền “văn minh cafe” nhờ những người Ý du nhập đến đây, cư dân Úc có khẩu vị thưởng thức cafe đậm đà, ít độ béo ngậy của sữa. Và phần lớn các mô hình kinh doanh cafe tại đây chỉ dừng lại ở quy mô cửa hàng đơn lẻ, tư nhân. Vì vậy mà hai nhà sáng lập quyết định tập trung vào chất lượng để cạnh tranh, các nhân viên tại đây bắt buộc phải có chứng chỉ hoàn thành khoá học pha chế để được nhận vào làm. Sau đó họ được đào tạo lại theo quy chuẩn của cửa hàng mới có thể trở thành nhân viên pha chế chính thức.
Đây chính là chìa khoá để chuỗi thương hiệu cafe tại Úc này có thể trở nên nổi tiếng toàn thế giới. Vậy nhưng thời gian gần đây, Gloria Jean’s Coffees đã chịu nhiều cáo buộc về việc sử dụng những thành phần có hại cho sức khoẻ trong sản phẩm của mình hay chậm trả lương cho nhân viên. Vậy nhưng bỏ qua tất cả những vấn đề này, chuỗi cafe này lại bù đắp lại bằng những nỗ lực trong việc từ thiện. Họ đã tài trợ khoảng 160.000$ cho quỹ từ thiện dành cho trẻ em.
Caribou Coffee
Câu slogan nổi tiếng “Life is short, stay awake for it” (Tạm dịch: Cuộc sống quá ngắn ngủi, thức dậy để tận hưởng) được đánh giá là một trong những câu khẩu hiệu truyền nhiều cảm hứng nhất. Và nó đã làm tốt nhiệm vụ của mình khi thu hút được một lượng lớn khách hàng tại Mỹ.
Đây là hệ thống chuỗi cửa hàng kinh doanh cafe lớn thứ hai của Mỹ. Dưới hình thức nhượng quyền kinh doanh, chuỗi cafe này đã có mặt tại 10 quốc gia khác nhau, và có cổ phần đầu tư tại 270 công ty con khác nhau. Mô hình kinh doanh quán cafe này tập trung vào các sản phẩm cafe được làm thủ công và các thức uống nóng khác.
Coffee Beanery
Được thành lập từ năm 1976, chuỗi cafe này được thành lập bởi JoAnne và Julius Shaw. Họ không chỉ phục vụ những tách cafe hảo hạng mà còn kinh doanh cafe đúng nghĩa là bán lẻ hoặc giao buôn hạt cafe cho khách hàng. Nếu bạn đã hài lòng với nguồn cung hạt cafe của mình thì họ sẽ là khiến bạn thay đổi điều ấy.
Với danh nghĩa là một công ty cung cấp hạt cafe hàng đầu, họ cho khách hàng một cam kết về chất lượng của từng sản phẩm. Công ty này chủ trương tối đa hoá lợi nhuận và tập trung đầu tư vào khai thác các công cụ marketing. Phần lớn thu nhập của họ đến từ các thương vụ mua bán nhượng quyền những cửa hàng và quán cafe nhượng quyền trực thuộc.
Highland Coffee
Thương hiệu bắt nguồn từ cà phê Việt Nam
Highlands Coffee được sinh ra từ niềm đam mê bất tận với hạt cà phê Việt Nam. Bắt đầu với sản phẩm cà phê đóng gói tại Hà Nội vào năm 2000, chúng tôi đã nhanh chóng phát triển và mở rộng thành thương hiệu quán cà phê nổi tiếng và không ngừng mở rộng hoạt động trong và ngoài nước từ năm 2002.
Qua một chặng đường dài, chúng tôi đã không ngừng mang đến những sản phẩm cà phê thơm ngon, sánh đượm trong không gian thoải mái và lịch sự. Những ly cafe của Highlands không chỉ đơn thuần là thức uống quen thuộc mà còn mang trên mình một sứ mệnh văn hóa phản ánh một phần nếp sống hiện đại của người Việt Nam.
Đến nay, Highlands Coffee vẫn duy trì khâu phân loại cà phê bằng tay để chọn ra từng hạt cà phê chất lượng nhất, rang mới mỗi ngày và phục vụ khách hàng. Bí quyết thành công của Highlands là: "Cửa hàng tuyệt vời, sản phẩm tuyệt hảo và dịch vụ chu đáo với mức giá phù hợp".
Starbucks
Mỗi tuần Starbucks trên khắp thế giới phục vụ hàng triệu thức uống đến tay khách hàng. Và Starbucks cam kết rằng sẽ phục vụ từng khách hàng duy nhất tại một thời điểm.Tiết kiệm diện tích trưng bày, Tìm hiểu nhà bán lẻ ngay từ đầu. Chọn lựa vị trí trưng bày phù hợp với giá thành sản phẩm. Khi làm việc với các nhà bán lẻ, họ có thể hỏi bạn chi phí thật sự của mỗi món hàng mà họ sẽ bán giúp bạn. Hãy cho họ biết rõ từ chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển, đóng gói và những chi phí khác liên quan đến việc đặt được món hàng ấy trên kệ của cửa hàng bán lẻ. Chủ động bảo vệ sản phẩm trước khi giao chúng cho nơi bán hàng. Hãy lưu ý rằng mỗi năm, một nhà bán lẻ có thể tiếp nhận cả ngàn món hàng mới đến với cửa hàng. Vì vậy, họ không thể dành toàn tâm toàn ý cho việc giới thiệu sản phẩm của bạn, thậm chí cửa hàng bán lẻ lại là nơi thuận lợi để đối thủ cạnh tranh điều nghiên về sản phẩm của bạn.